Hội trường Thống Nhất (tên gọi trước đây là dinh Độc Lập, dinh Thống Nhất hay dinh Norodom) là một địa danh lịch sử của Sài Gòn
Dinh Độc lập xưa nhìn từ vệ tinh
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, KTS Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc. KTS Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông.
Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn.
Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư.
Lầu thượng là Tứ phương vô sự nên lầu có hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
Tứ phương vô sự lâu trên tầng thượng
Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên.
Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm "dân chủ hữu tam: viết nhân, viết minh, viết võ", ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ.
Sân vườn trên tầng 2, phía sau phòng trình quốc thư và là khu sinh hoạt của gia đình tổng thống
Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG.
Trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ, tượng trưng cho chủ quyền đất nước.
Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG, ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi
Dãy rèm hoa đá trắng lấy cảm hứng từ cây trúc, tạo nét mềm mại, duyên dáng, lại vừa có tác dụng đón ánh sáng phương Đông, đón gió cho hành lang.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu "chính đại quang minh" làm gốc.
Hành lang luôn tràn ngập ánh sáng
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính: Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh); Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh); Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự cũ) ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh); Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh).
Dinh có 04 khu nhà:
- Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống chế độ Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng.
Bàn ăn món Tây
Bàn ăn món Việt
- Khu nhà 2 tầng diện tích 8mx20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân Chủ.
- Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc Lập.
- Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho T.T Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc sân vườn. Hiện là khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên Hội trường Thống Nhất.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn. Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân tenis phía sau khu nhà chính.
==========================
HỒ CON RÙA
Hồ Con Rùa không phải là hồ tự nhiên, và giờ cũng không thấy con rùa nào. Nhưng nó lại là nhân chứng cho lịch sử hình thành, gắn liền với sự thịnh suy của các "triều đại" cũ đất Sài thành
Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm quận 1, Sài Gòn.
Lịch sử
trước 1836: là cổng thành
Trước năm 1790, vị trí này là cổng thành Bát Quái (tiền thân của thành Gia Định) do Gia Long xây dựng. Sau năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt chiếm thành, chống lại triều đình. Đến năm 1836, quân triều đình lấy lại thành và phá bỏ để xây thành mới là Gia Định. Lúc này, cổng thành Bát Quái cũ trở thành nằm bên ngoài thành, trên đường xuống bến sông.
Thời Pháp: là tháp nước
Người Pháp chiếm được thành Gia Định, san phẳng vào năm 1859 và tiến hành quy hoạch lại Thành phố. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng. Năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ đặt tên con đường số 16 là đường Catinat. Một tháp nước cũng được xây dựng ở vị trí Hồ Con Rùa để cung cấp nước cho dân cư.
Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển.
Sau 1921: là giao lộ
Năm 1921, con đường Catinat được mở rộng nối dài đến đường Mayer (đường Võ Thị Sáu). Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre. Cắt giao lộ là đường Testard (Võ Văn Tần bây giờ) và đường Larclauze (Trần Cao Vân).
Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp, người dân ở đây thường gọi là Công trường ba hình. Đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ trong quần thể tượng đài và được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Huyền thọai Hồ Con Rùa:
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: xây Hồ Con Rùa để "ghìm" đuôi Rồng
Hồ Con Rùa thuở ấy nhìn từ vệ tinh
Sự kiện xây Hồ con Rùa lại gắn liền với một công trình quan trọng khác của chế độ Việt Nam Cộng hòa: Dinh Độc Lập.
Ngô Đình Diệm đang xây Dinh Độc Lập thì bị ám sát năm 1963.
Rút kinh nghiệm từ kết quả thảm khốc của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu đã cho mời thầy phong thủy nổi tiếng người Hoa về nghiên cứu kỹ lại Long mạch. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng. Long mạch này có thế của một con rồng đang nằm ngủ. Đuôi rồng nằm cách đó gần 1km, rơi vào vị trí Công trường Chiến Sĩ. tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Mỗi khi rồng thức dậy, sẽ quẫy đuôi, và những gì xây dựng trên Long mạch này sẽ sụp đổ. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa
( theo quan niệm tứ linh Long - Lân -Qui -Phụng) thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài
Một cuộc thi thiết kế cho địa danh này được mở ra và KTS Nguyễn Kỳ là người có phương án được chọn. PA này được xây dựng năm 1965 (có tài liệu ghi là năm 1967) (KTS. Nguyễn Kỳ hiện đã lớn tuổi, ông sống tại Sydney, Australia.)
Kiến trúc của Hồ con Rùa gồm 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa, khu trung tâm là một con rùa bằng kim loại, trên lưng có đội 1 bia đá. Hình dáng tháp cao này giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.Về sau được trùng tu thêm công trình mới bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm.
Hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị bọn Việt Cộng đục bỏ. Và vào đầu năm 1976 (hay 1978), một nhóm người đã đặt bom phá hủy con rùa với ý đồ phá hoại Long mạch. Họ bị bắt giữ, nhưng con rùa kim loại cũng đã bị phá hủy. Tấm bia và con rùa bị phá hủy tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
No comments:
Post a Comment